Mua khoai tây về hay bị xanh hoặc mọc mầm, nhét thêm quả này vào để lâu vẫn chẳng sao

Khoai tây bị chuyển sang màu xanh hoặc mọc mầm không ăn được phải vứt bỏ đi rất lãng phí, vì vậy chúng ta cần tìm cách bảo quản chúng.

Khoai tây là loại củ được nhiều người yêu thích sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như nấu canh, hầm, súp, chiên, làm bánh... Mỗi món ăn từ khoai tây đều có hương vị hấp dẫn riêng. Hầu hết chúng ta đều có thói quen mua nhiều khoai tây về nấu dần tuy nhiên do không biết cách bảo quản khoai tây bị chuyển sang màu xanh và mọc mầm. Những củ khoai tây như vậy chúng ta không nên ăn nữa vì rất độc hại. Còn việc để khoai tây mọc mầm cũng là điều vô cùng lãng phí.

Do đó, nếu mua nhiều khoai tây, để tránh cho việc mọc mầm xảy ra, bạn hãy tham khảo mẹo dưới đây nhé:

1. Phương pháp bảo quản chung với táo

Trước hết khi bảo quản khoai chúng ta phải kiểm tra kỹ xem khoai có bị hỏng không, củ nào hỏng thì vớt ra.

Ngoài ra, chúng ta không được rửa khoai khi bảo quản bởi vì lớp đất trên bề mặt của khoai tây chính là lớp màng bảo vệ của nó. Nếu lớp đất này bị rửa trôi, khoai tây sẽ đẩy nhanh đến quá trình thối rữa, hoặc đẩy nhanh quá trình mọc mầm.

Mua khoai tây về hay bị xanh hoặc mọc mầm, nhét thêm quả này vào để lâu vẫn chẳng sao - 1

Sau đó chuẩn bị một chiếc hộp để cho những củ khoai tây cần bảo quản vào hộp, xếp gọn gàng, không để bừa bộn. Đặt táo vào. Những quả táo này sẽ thải ra một loại khí gọi là khí etylen, có tác dụng ức chế sự nảy mầm của khoai tây.

Vì vậy, chúng ta có thể ngăn chặn sự nảy mầm của khoai tây bằng cách để khoai tây và táo cùng nhau. Sau khi để chúng vào nhau xong, đóng kín hộp lại, để nơi thoáng mát. Cách làm này rất đơn giản và hiệu quả.

Lưu ý, nếu bạn để lâu thì thỉnh thoảng nên kiểm tra táo, nếu táo hỏng cần thay bỏ. Tốt nhất chỉ mua lượng khoai vừa phải, ăn trong vòng thời gian ngắn thì việc bảo quản sẽ hiệu quả hơn. 

2. Phương pháp bảo quản bằng màng bọc thực phẩm

Phương pháp này phù hợp để bảo quản một lượng nhỏ khoai tây, đó là sử dụng màng bọc thực phẩm.

Chuẩn bị một màng bọc nilon bọc thực phẩm, sau đó bọc từng củ khoai lại, ép hết không khí thừa bên trong ra ngoài.

Bọc tất cả khoai tây cần bảo quản bằng cách này, sau đó cho khoai vào một túi đen, hoặc chuẩn bị một túi tránh ánh sáng. Bằng cách này, khoai tây không còn có thể quang hợp, có thể ngăn khoai tây nảy mầm. Sau khi cho khoai vào túi, chúng ta vắt kiệt không khí trong túi, thắt nút (kiểu có thể rút ra được) rồi cất vào nơi thoáng gió mát.

Mua khoai tây về hay bị xanh hoặc mọc mầm, nhét thêm quả này vào để lâu vẫn chẳng sao - 2

3. Phương pháp bảo quản bằng baking soda

Chuẩn bị một chiếc hộp giấy sạch, sau đó chuẩn bị một nắm baking soda rắc xuống đáy hộp. Baking soda có thể giúp khoai tây không bị biến thành màu xanh và ngăn chặn sự nảy mầm.

Sau đó cho khoai tây vào hộp, cuối cùng dùng khăn giấy hoặc báo cũ phủ lên bề mặt khoai vì khăn giấy có tác dụng hấp thu tốt và có thể hút ẩm trong không khí. Sau khi hoàn thành bước này, chúng ta sẽ đóng hộp lại và bảo quản nơi thoáng mát và thông gió.

Mua khoai tây về hay bị xanh hoặc mọc mầm, nhét thêm quả này vào để lâu vẫn chẳng sao - 3


Nếu thấy mẹo vặt bếp hay, nhớ bấm chia sẻ bên dưới bạn nhé!!

Bình luận

Về bài viết Mua khoai tây về hay bị xanh hoặc mọc mầm, nhét thêm quả này vào để lâu vẫn chẳng sao

Mới hơn Cũ hơn